SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TỈNH QUẢNG NGÃI HỌC TẬP, TRAO ĐỔI KINH NGHIỆM VỀ CÔNG TÁC GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG TẠI TỈNH NGHỆ AN
18/10/2024 09:00 108
Đoàn công tác của Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng Ngãi do đồng chí Từ Văn Tám - Phó Giám đốc Sở làm Trưởng đoàn vừa có chuyến đến học tập, trao đổi kinh nghiệm về công tác giảm nghèo bền vững tại tỉnh Nghệ An
Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng Ngãi tặng quà kỷ niệm cho Sở Nông nghiệp và PTNT Nghệ An
Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Quảng Ngãi và Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Nghệ An đã thông tin một số kết quả đạt được trong phát triển kinh tế - xã hội, kinh nghiệm trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, điều hành của chính quyền và công tác tuyên truyền, vận động về các chủ trương, Nghị quyết của tỉnh, huyện, thành phố về công tác giảm nghèo bền vững cũng như các cơ chế chính sách, huy động, sử dụng nguồn lực trong thực hiện 03 Chương trình mục tiêu quốc gia gồm: Giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới, phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp, liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, tư vấn, định hướng nghề nghiệp, cung cấp thông tin thị trường lao động và hỗ trợ tìm việc làm …
Nghệ An là địa phương có lịch sử hình thành và phát triển lâu đời, giàu truyền thống cách mạng và tinh thần hiếu học; là mảnh đất đã sản sinh nhiều anh hùng, hào kiệt, danh tướng, danh nhân lịch sử cho đất nước. Đặc biệt, Nghệ An là quê hương của Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam, anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới.
Toàn cảnh buổi làm việc
Nghệ An có 21 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm: 01 thành phố, 3 thị xã và 17 huyện. Trong đó, thành phố Vinh là đô thị loại 1, là trung tâm kinh tế, văn hóa của tỉnh và khu vực Bắc Trung bộ; 3 thị xã, gồm: Thị xã Cửa Lò, thị xã Hoàng Mai và thị xã Thái Hoà; 17 huyện, gồm: Diễn Châu, Quỳnh Lưu, Yên Thành, Đô Lương, Nghi Lộc, Hưng Nguyên, Nam Đàn, Thanh Chương, Tân Kỳ, Anh Sơn, Con Cuông, Nghĩa Đàn, Quỳ Hợp, Quỳ Châu, Quế Phong, Tương Dương, Kỳ Sơn.
Tiểu dự án 1, dự án 3 hỗ trợ phát triển sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp, thực hiện trên địa bàn 19/21 huyện, thành phố, thị xã. Đến nay, tỉnh Nghệ An đã triển khai được 60 dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, thực hiện nguồn vốn phân bổ trong năm 2023, trên địa bàn 21 huyện, thành phố, thị xã (trong đó: Thị xã Cửa Lò và thị xã Thái Hoà không thực hiện được dự án vì lý do không chọn được đối tượng tham gia). Có 47 dự án nuôi bò, 01 dự án nuôi trồng thuỷ sản, 03 dự án lâm nghiệp, 09 dự án trồng trọt. Hỗ trợ cho 1.675 hộ nghèo, 907 hộ cận nghèo và 47 hộ mới thoát nghèo; tổ chức được 91 lớp tập huấn với 3.319 đối tượng tham gia.
Dự án 7: Nâng cao năng lực thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia.
Về nâng cao năng lực, trong giai đoạn 2022- 2024 được giao nguồn vốn là 450 triệu đồng, tổ chức 02 lớp tập huấn và tổ chức 03 đoàn học tập trao đổi kinh nghiệm ngoài tỉnh, đã giải ngân được 226,667 triệu đồng, đạt tỷ lệ 50,4%.
Nhìn chung, việc tập huấn cho cán bộ, trao đổi kinh nghiệm giữa các địa phương đã góp phần tuyên truyền, quán triệt các điểm mới trong cơ chế, chính sách giai đoạn 2021-2025 so với giai đoạn cũ, giúp đội ngũ cán bộ thực hiện công tác giảm nghèo cấp huyện, xã giải đáp được các thắc mắc trong công tác triển khai thực hiện các nội dung liên quan đến hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp giai đoạn mới. Vì vậy việc tổ chức các lớp tập huấn và các chuyến học tập kinh nghiệm giữa các tỉnh cho đội ngũ làm công tác giảm nghèo cấp huyện, xã được sự quan tâm của cấp tỉnh và sự ủng hộ nhiệt tình của các địa phương.
Sau buổi làm việc tại Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Nghệ An và tại UBND huyện Con Cuông, đoàn công tác của Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Quảng Ngãi đã đi thăm, học tập, trao đổi kinh nghiệm thực tế tại mô hình trồng và sản xuất dược liệu Pù Mát, với diện tích 25 ha, trồng chủ yếu là cây chè dây, cây lá thìa canh, cà gai leo và cây đinh lăng, cho thu hoạch 1 năm đạt 150 tấn/năm, tạo công ăn việc làm cho 40 lao động địa phương với mức thu nhập từ 7-8 triệu đồng/người/tháng.
Khu sản xuất, đóng gói dược liệu ở huyện Con Cuông
Dự án phát triển kinh tế trồng cây ăn quả tại xã Môn Sơn, huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An. Với diện tích 50 ha, trồng chủ yếu là cây cam cho thu hoạch 1 năm trên 400 tấn quả, doanh thu 1 năm đạt 12,0 tỷ đồng/năm, tạo công ăn việc làm cho 11 lao động địa phương với mức thu nhập từ 7-8 triệu đồng/người/tháng. Dự kiến đến năm 2027-2034; sau khi cam bước vào thời kỳ kinh doanh chính, sản lượng cam sẽ đạt bình quân khoảng 1.250 tấn quả/năm; doanh thu bình quân khoảng 37 tỷ đồng/năm.
Toàn cảnh vườn cam tại xã Môn Sơn, huyện Con Cuông
Tin liên quan
- Công nghệ sinh học trong nông nghiệp: Những thách thức còn phía trước
- Greenfeed phát triển chăn nuôi bền vững với nguồn heo giống nhập khẩu
- Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án Phát triển quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp (IPHM) đến năm 2030
- Kế hoạch thực hiện Đề án ưu tiên đẩy mạnh hoạt động KH và CN ngành chăn nuôi đến năm 2030 của Thủ tướng Chính phủ
- Kế hoạch thực hiện Đề án phát triển công nghiệp giết mổ, chế biến và thị trường SP chăn nuôi đến năm 2030 của Thủ tướng Chính phủ trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
- Kế hoạch thực hiện Đề án phát triển công nghiệp SX giống vật nuôi đến năm 2030 của Thủ tướng Chính phủ trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
- Kế hoạch thực hiện Đề án phát triển CN chế biến thức ăn chăn nuôi đến năm 2030 của Thủ tướng Chính phủ trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
- SỬ DỤNG THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT TRONG NÔNG NGHIỆP Ở QUẢNG NGÃI
- Tham vấn xây dựng mẫu “phương án nuôi, trồng, phát triển, thu hoạch cây dược liệu trong rừng”
- An toàn sinh học để hướng tới xuất khẩu: Bắt kịp xu thế của thế giới