Truy cập nội dung luôn
SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

TỈNH QUẢNG NGÃI

Đánh giá năng suất, chất lượng thịt và định hướng phát triển của các tổ hợp bò lai tại Quảng Ngãi

09/05/2023 09:51    251

Chăn nuôi gia súc nhai lại trong đó chủ yếu là chăn nuôi bò ngày càng quan trọng ở nước ta nói chung và tỉnh Quảng Ngãi nói riêng. Tính đến ngày 01/01/2023, tỉnh Quảng Ngãi có 281.990 con bò; tỷ lệ bò lai năm 2022 trên 73,9%, cao hơn rất nhiều so với trung bình ở miền Trung (60%) cũng như cả nước (59%) (GSO, 2021).

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi có nhiều tổ hợp bò lai chuyên thịt khác nhau, trong đó nhiều nhất là các tổ hợp lai (BBB x Lai Brahman), (Droughtmaster x Lai Brahman), (Charolais x Lai Brahman) và tổ hợp lai (Red Angus x Lai Brahman). Một số dự án đã và đang triển khai về phát triển bò thịt cho kết quả tốt, góp phần tăng số lượng đàn bò lai chuyên thịt cho tỉnh; thay đổi cách nghĩ của người dân về chăn nuôi bò như là một nghề thu nhập chính, nghề sản xuất hàng hóa một cách bền vững. Đây là cơ sở rất tốt để Quảng Ngãi xây dựng thương hiệu bò thịt trong tương lai gần. Tuy nhiên để làm được điều đó, việc nghiên cứu đánh giá tổng quan về năng suất và chất lượng thịt của các tổ hợp bò lai chuyên thịt trên địa bàn tỉnh, chọn ra một đến hai tổ hợp lai chiến lược trong phát triển chăn nuôi bò thịt, từ đó đầu tư xây dựng quy trình chăn nuôi chặt chẽ từ chăm sóc đến giết mổ nhằm đẩy mạnh ngành chăn nuôi bò của tỉnh là hết sức cần thiết.

Chăn nuôi bò thịt tại Quảng Ngãi chủ yếu sử dụng các công thức lai tạo như sau: Bò lai BBB, lai Charolais, lai Droughtmaster, lai Red Augus: Dùng tinh bò đực Blanc Blue Belgium (BBB) có nguồn gốc từ Bỉ, tinh bò đực Charolais có nguồn gốc từ Pháp, tinh bò đực Droughmaster có nguồn gốc từ Úc, tinh bò đực Red Angus có nguồn gốc từ Scotland phối với bò cái nền tại Quảng Ngãi, hiện nay chủ yếu là bò lai Brahman để cho con lai nuôi thịt.

Năng suất và chất lượng thịt các tổ hợp lai bò thịt tại Quảng Ngãi

* Năng suất thịt của các tổ hợp lai bò thịt tại Quảng Ngãi:

Chỉ tiêu

Bò lai

Lai

BBB

Lai

Charolais

Lai

Droughtmaster

Lai

Red Angus

Khối lượng giết mổ (kg)

510,4

531,3

452,4

490,1

Khối lượng PT và vai (kg)

183,0

183,3

148,6

165,9

Khối lượng mông và ĐS (kg)

83,5

85,0

63,5

74,2

Khối lượng thịt xẻ (kg)

330,4

338,3

268,5

300,4

Tỷ lệ thịt xẻ (%)

64,7

63,7

59,3

61,3

Khối lượng thịt tinh (kg)

249,3

247,7

195,4

208,2

Tỷ lệ thịt tinh (%)

48,8

46,6

43,2

42,5

 

Nguồn: PGS.TS. Đinh Văn Dũng và cs.

Kết quả đánh giá năng suất thịt của các tổ hợp bò lai cho thấy, các tổ hợp lai khác nhau có năng suất thịt khác nhau. Khối lượng giết mổ, khối lượng thịt xẻ và khối lượng thịt tinh của tổ hợp bò lai (Droughtmaster x Lai Brahman) thấp nhất so với 3 tổ hợp lai còn lại. Tổ hợp lai (BBB x Lai Brahman) có khối lượng thịt tinh, tỷ lệ thịt tinh và tỷ lệ thịt xẻ cao nhất.

* Chất lượng thịt của các tổ hợp lai bò thịt tại Quảng Ngãi

Một số Thành phần chính của thịt (% nguyên trạng)

Chỉ

tiêu

Bò lai

Lai

BBB

Lai

Charolais

Lai

Droughtmaster

Lai

Red Angus

Vật chất khô

23,3

23,5

23,5

23,8

Protein thô

20,9

21,4

21,2

21,2

Mỡ thô

0,90

0,93

0,98

1,49

Khoáng

0,81

0,96

0,91

0,83

 

Nguồn: PGS.TS. Đinh Văn Dũng và cs.

Tỷ lệ mỡ thô trong cơ thăn phản ánh hàm lượng mỡ giắt có trong tổ chức thịt, mỡ giắt có ảnh hưởng lớn đến chất lượng cảm quan và độ mềm của thịt. Tỷ lệ mỡ giắt trong cơ thăn của các tổ hợp lai tương đương nhau, hàm lượng mỡ trong thịt cao nhất là ở tổ hợp lai (Red Angus x Lai Brahman).

Kết quả đánh giá năng suất và chất lượng thịt của 04 tổ hợp bò lai cho kết luận như sau:

Một là, bò lai BBB và bò lai Charolais cho thấy có tỷ lệ thịt xẻ và tỷ lệ thịt tinh vượt trội hơn so với bò lai Droughtmaster và bò lai Red Angus. Trong 4 tổ hợp bò lai, năng suất thịt theo thứ tự từ cao đến thấp là lai BBB -> lai Charolais -> lai Red Angus -> lai Droughtmaster.

Hai là, về chất lượng thịt của các tổ hợp bò lai: Tỷ lệ mỡ giắt trong cơ của bò lai Red Angus là 1,49% cao hơn so với các tổ hợp bò lai còn lại. Tuy nhiên, chất lượng thịt của bò thường bị ảnh hưởng của các yếu tố như: Di truyền; dinh dưỡng và tuổi giết mổ.

Như vậy tại tỉnh Quảng Ngãi, 3 tổ hợp bò lai gồm lai BBB, lai Charolais và lai Red Angus nên được sử dụng trong chăn nuôi tại các địa phương. Tuy nhiên, việc lựa chọn tổ hợp lai nào phụ thuộc vào sở thích và nguồn lực của từng nông hộ.

Ở khía cạnh vĩ mô, tỉnh Quảng Ngãi cần áp dụng giải pháp cụ thể để phát triển chăn nuôi bò bền vững, trong đó đặc biệt xem xét xây dựng chiến lược phát triển bền vững ngành chăn nuôi bò thịt, hướng đến xây dựng thương hiệu thịt bò hoặc bò thịt Quảng Ngãi.

Thạc sĩ Đỗ Văn Chung

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Bản quyền thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Ngãi | Cổng thông tin điện tử Quảng Ngãi

Chịu trách nhiệm nội dung: Ông Hồ Trọng Phương - Trưởng Ban Biên tập Cổng TTĐT Sở