Truy cập nội dung luôn
SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

TỈNH QUẢNG NGÃI

Tìm kiếm nội dung hỏi đáp

Vui lòng điền tiêu đề câu hỏi hoặc tên người hỏi vào ô tìm kiếm dưới đây.
Thêm mới

Hoa cúc

  • Tác giả: Hoa cúc

  • 27/11/2019 14:46

Gia đình tôi đang trồng lứa hoa cúc vàng cho mùa vụ Tết năm nay, tính tới nay đã được 20 ngày, nhưng có xảy ra một số triệu chứng như: cây bị khô ở ngọn rồi héo dần đến rụng lá, khi nhổ cây lên thì thấy phía dưới cuống lá khô có mảng bám màu trắng. Những cây không bị héo thì lại bị vàng lá, làm cây chết và không phát triển, xin hỏi nguyên nhân và cách chữa trị?
Thông tin chi tiết

Ngày trả lời: 27/11/2019 14:50

Trả lời:

Thứ nhất: Triệu chứng cây bị khô ở ngọn: Có 2 nguyên nhân:

 

Nguyên nhân thứ nhất: Do nấm gây ra, với mô tả của nông dân thì thường có 02 loại nấm gây hiện tượng trên:

 

          Bệnh đốm nâu do nấm Curvularia sp. Và bệnh Bệnh mốc xám Botrytis cineraria gây nên

 

Có thể dùng các loại thuốc như: Anvil 5SC, Daconil, Amistartop 325 SC, Simolex 720WP phun làm 02 lần, cách nhau 5-7 ngày.

 

+ Nguyên nhân thứ hai: Theo triệu chứng phía dưới cuống lá khô có mảng bám màu trắng, do vậy cần kiểm tra kỹ ở ngọn và mặt dưới một số lá còn tươi, vì có thể do rệp sáp gây hại. (bốp mảng trắng có chất nhờn nhầy tiết ra).

 

Sử dụng các loại thuốc trừ rệp: Actara 25WG, Marshal 200SC… để phun.

 

Thứ  hai:  Triệu chứng những cây không bị héo thì bị vàng lá, cây chết không phát triển:

 

+ Nguyên nhân thứ nhất: Do nhện hoặc bọ trĩ, nếu thấy lá bị hại cong lên hoặc biến dạng, ngọn chùn lại không phát triển, lá ngọn bị biến dạng.

 

Dùng các loại thuốc trị nhện như: Ortus 5SC kết hợp thuốc trị rầy rệp trên để phun trừ.

 

+ Nguyên nhân thứ hai: Do bón nhiều phân, lá xanh tốt gặp mưa dẫn đến lá vàng rụng hoặc khi trồng giá thể trộn phân hữu cơ chưa đạt độ hoai mục, nên khi gặp trời mưa đất bí không thoát khí do chất hữu cơ phân hủy dẫn đến cây vàng lá và rụng lá. (hiện tượng nầy có thể không vàng cả chậu cây mà chỉ vàng  một vài cây trong chậu do lúc trộn giá thể không đều hoặc khi trồng đúng vào nơi phân hữu cơ vón cục…)

 

Cần sử dụng chất kích thích ra rễ để tưới hoặc phun, kết hợp bón một ít phân lân và kali.

+ Nguyên nhân thứ ba: Do nấm gây hại làm thối ở bộ phận gốc, rễ hoặc lở  cổ rễ. Sử dụng các loại thuốc trị nấm như: Monceren 250SC, Valydacin 3SL.
 

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Bản quyền thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Ngãi | Cổng thông tin điện tử Quảng Ngãi

Chịu trách nhiệm nội dung: Ông Hồ Trọng Phương - Trưởng Ban Biên tập Cổng TTĐT Sở